Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

Các vấn đề thường gặp khi cho con bú

Các vấn đề thường gặp khi cho con bú

Vài ngày sau khi sinh, nguồn sữa trong bầu vú sẽ tăng lên, và do bé không bú được hết nên sữa tích tụ lại ở các nang rỗng ở bầu ngực. Tình trạng này có thể tự biểu hiện thành các mảng đỏ trên vú, các u cứng, bị đau và người gây gây sốt....

Vài ngày sau khi sinh, nguồn sữa trong bầu vú sẽ tăng lên, và do bé không bú được hết nên sữa tích tụ lại ở các nang rỗng ở bầu ngực. Tình trạng này có thể tự biểu hiện thành các mảng đỏ trên vú, các u cứng, bị đau và người gây gây sốt. Vú cứng làm cho núm vú co thắt lại, khiến bé không ngậm được vào núm vú, nên mặc dù nguồn sữa tăng nhưng bé không thể bú được và sẽ bị đói.

Để tránh tình trạng sữa tích tụ trong nang rỗng tạo thành áp-xe dẫn đến phải dùng kháng sinh, mẹ cần tắm nước ấm hoặc chườm không quá nóng lên bầu ngực ngay khi nhận thấy các dấu hiệu. Tiếp theo, hãy mát-xa bầu ngực bằng cách xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, rồi làm động tác vắt sữa để đẩy lượng sữa tích lại xuống giữa hai lòng bàn tay. Lúc này, một lượng chất lỏng rất nhỏ sẽ bắt đầu được tiết ra từ núm vú. Quá trình này sẽ làm mềm núm vú, giúp bé dễ bú hơn. Phần sữa còn lại được hút ra để vú không còn bị cứng, đau và gây sốt nữa. Sau đó, mẹ phải chườm lạnh giữa các lần cho bé bú, chườm bên ngoài lớp áo của mẹ để tránh tích tụ sữa và giảm phù nề. Mẹ cũng có thể sử dụng một loại áo ngực cho con bú có tác dụng hỗ trợ và kiểu dáng vừa vặn.

Thành phần và tầm quan trọng của sữa mẹ

Sữa non tiết ra từ vú mẹ trong 3 ngày đầu sau khi sinh có thể ít nhưng lại rất cần thiết cho em bé của bạn, vì hàm lượng của nó bao gồm hơn 30 chất. Sữa non rất giàu kẽm, natri, kali, protein, các yếu tố tăng trưởng, kháng thể chống nhiễm trùng (gấp 100 lần hàm lượng trong máu) và dễ tiêu hóa. Như vậy, điều quan trọng là mẹ phải cho bé bú sữa non. Do ở trẻ sinh non, sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, phổi và mắt chưa hoàn thiện, nên việc mẹ hút sữa non, và sau đó là sữa chuyển tiếp rồi sữa trưởng thành (nếu hệ tiêu hóa phát triển đầy đủ) để cho bé bú là cực kỳ quan trọng. Điều này cũng làm cho thứ phân sệt có màu xanh (phân su) tích tụ trong ruột bé khi bé còn trong bụng mẹ dễ dàng được thải ra ngoài. Thành phần của sữa non thay đổi theo từng ngày và sẽ chuyển thành sữa mẹ bình thường sau 7-15 ngày.

Chất béo trong sữa mẹ trực tiếp cân đối và chiếm 50% hàm lượng calo trong sữa. Các axit béo chuỗi dài không bão hòa đa có sẵn trong sữa mẹ rất cần thiết cho sự phát triển của chức năng não bộ và thị giác ở trẻ. Chất béo tạo nên cấu trúc bề mặt bên ngoài của tế bào, đóng vai trò như chất vận chuyển vitamin và nội tiết tố hòa tan trong chất béo.

Loại carbohydrate chính là lactose (đường sữa). Lactose cung cấp 40% lượng calo trong sữa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nó cũng tạo ra một môi trường axit ngăn chặn sự sản sinh của các vi khuẩn xấu trong ruột, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc sản sinh vi khuẩn tốt trong ruột. Ngoài ra, lactose còn hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, tạo điều kiện để hấp thụ canxi và hỗ trợ sự phát triển của xương.

Sữa trưởng thành chứa ít protein hơn sữa non. Tuy nhiên, do giá trị sinh học rất cao, nên sữa mẹ có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của trẻ cho đến tháng thứ 6. Các loại protein trong sữa mẹ có tính thuần khiết và chỉ có thể tìm thấy trong sữa mẹ. Chúng đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Tính chất diệt khuẩn của sữa mẹ giúp bảo vệ em bé chống lại bệnh tật. Bé sẽ dễ dàng hấp thụ protein trong sữa mẹ vào ruột vì protein trong sữa mẹ tương thích với hệ tiêu hóa của bé. Nó không gây khó chịu, đầy hơi hay các vấn đề về tiêu hóa. Mặt khác, dù protein trong sữa công thức có tương thích như thế nào với quá trình tiêu hóa của bé, thì nó cũng có nguồn gốc từ sữa bò, do đó, sẽ gây đau bụng, khó tiêu và khó hấp thụ vào ruột bé. Hơn nữa, sự thay đổi mùi vị sữa của mẹ dựa trên những món mẹ ăn có thể giúp bé hình thành nên nhận thức về mùi vị. Trẻ sơ sinh có tiền sử gia đình bị dị ứng nếu được bú mẹ sẽ ít có nguy cơ bị dị ứng hơn. Trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ béo phì sau này, các chỉ số huyết áp và cholesterol cũng thấp hơn. Sữa mẹ cũng được cho là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường tuýp  2.

Danh Mục Nội Dung