5 GỢI Ý CHO CÁC MẸ CÓ CON KÉN ĂN
Mọi đứa trẻ đều có thể trải qua giai đoạn kén ăn. Thật may là giai đoạn này thường chỉ mang tính chất tạm thời.
Mỗi ngày mới, bé yêu của bạn đều có những điều mới mẻ để khám phá, những niềm vui khác nhau để trải nghiệm.
Mỗi ngày mới, bé yêu của bạn đều có những điều mới mẻ để khám phá, những niềm vui khác nhau để trải nghiệm. Bạn sẽ được trải nghiệm niềm vui và hạnh phúc to lớn của một người mẹ khi cho con làm quen với những điều mới lạ phù hợp với quá trình phát triển của bé, chứng kiến vẻ ngạc nhiên thích thú của bé khi đối mặt với những điều mới và niềm vui khi có được những trải nghiệm khác nhau.
Một trong những bước quan trọng nhất sẽ làm thay đổi cuộc sống của con bạn là cho bé làm quen với thức ăn đặc. Cho đến lúc này, nguồn dinh dưỡng của bé là sữa mẹ và/hoặc sữa công thức, từ bây giờ bé sẽ bắt đầu nếm thử các mùi vị khác nhau, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển thể chất. Dù có thể hãy còn sớm để cho con tham gia với bữa ăn gia đình, nhưng bạn vẫn có thể cho bé ngồi vào ghế ăn riêng ở cạnh bàn ăn để làm quen. Điều này sẽ giúp bé quan sát cách bạn sử dụng muỗng đũa và các món ăn, dẫn đến thái độ cởi mở hơn với những mùi vị mới.
Sữa mẹ (hoặc sữa công thức) có thể cung cấp đủ dinh dưỡng và lượng calo phù hợp với tiêu hóa của bé cho đến khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, trẻ đã có thể sẵn sàng thử thức ăn đặc, do đó bạn có thể dần dần đưa những mùi vị mới vào chế độ ăn của trẻ với một lượng nhỏ.
Các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với thức ăn đặc:
(Đối với trẻ từ 6-8 tháng tuổi)
Cách cho trẻ 6 - 8 tháng tuổi ăn dặm
Ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, hãy cho trẻ ăn thêm:
Chuyên gia Nhi khoa cố vấn cho Molfix, Tiến sĩ Berna Elkabes, nói rằng trẻ em không nhất thiết phải mọc răng thì mới bắt đầu ăn được thức ăn đặc. “Khi trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn đặc, chúng sẽ dùng vòm miệng để nghiền thức ăn, do đó không cần thiết phải đợi trẻ mọc răng”. Bé cần được làm quen với các loại rau nghiền thường có vị ngọt dịu. Những loại rau đầu tiên bạn có thể cho con ăn là cà rốt, khoai tây, bí ngòi, atisô, đậu Hà Lan và bông cải xanh. Các mẹ có thể thêm gạo và các loại thảo mộc như thì là, ngò tây vào những bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ. Mặt khác, táo, lê, mơ và đào là những loại trái cây đầu tiên mẹ nên cho bé thử. Thịt cừu ít chất béo có thể là lựa chọn cho nhóm thịt. Nên cho bé ăn các loại thức ăn theo mùa, và nếu có thể thì nên chọn thực phẩm hữu cơ.
Tiến sĩ Berna Elkabes cảnh báo các mẹ về các loại thức ăn rắn cần tránh và những rủi ro có liên quan. Quan trọng là phải biết nên cho bé ăn loại thực phẩm nào và vào lúc nào cho phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Ví dụ: không cho trẻ dưới 7 tháng tuổi ăn chuối. Hãy chờ đến khi bé được 1 tuổi mới cho ăn dâu tây. Do quả bơ có hàm lượng chất béo cao, nên có thể thêm vào chế độ ăn của trẻ sau tháng thứ 9.
Khi cho con ăn thức ăn đặc, ban đầu chỉ nên cho bé nếm thử một muỗng cà phê thức ăn mới. Sau đó, bạn có thể tăng dần lượng thức ăn mới thêm vào chế độ ăn của bé. Nên sử dụng những loại muỗng nhỏ, bằng nhựa mềm, phù hợp để đút cho bé mà không làm tổn thương nướu.
Khi được 10 tháng, bé sẽ mọc thêm răng để có thể tự nhai thức ăn. Hơn nữa, bé sẽ bắt đầu cố gắng tự sử dụng muỗng. Bạn có thể cho bé ăn những món dễ tan trong miệng và dễ bốc bằng ngón tay, chẳng hạn như khoai tây hay cà rốt luộc, táo hay chuối nghiền để bé tự xúc ăn trong cốc không vỡ.
Biện pháp phòng ngừa của mẹ với các bệnh dị ứng ở trẻ
Chờ ít nhất 3 ngày mới cho bé làm quen với một mùi vị mới. Để bé quen với một loại thức ăn mới trong khoảng thời gian 3 ngày bằng cách tăng dần số lượng và chỉ thử một loại thức ăn mới sau khi chắc chắn rằng món trước đó không gây dị ứng.
Thông thường, bạn không cần phải đợi để thêm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, cá, hạt và các loại thực phẩm tương tự vào chế độ ăn của con. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra lựa chọn chính xác, đồng thời cần tìm hiểu xem loại thực phẩm nào là tốt nhất để bắt đầu. Tiến sĩ Berna Elkabes nhấn mạnh rằng không được cho trẻ dưới 1 tuổi dùng lòng trắng trứng và sữa bò, đặc biệt nếu trong gia đình có tiền sử bị dị ứng.
Ngoài ra, có một số loại thực phẩm mà bạn không bao giờ nên cố gắng cho trẻ ăn. Ví dụ, mật ong có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm ở trẻ dưới 1 tuổi. Để có thêm thông tin, hãy nhờ bác sĩ tư vấn.
Lời khuyên cho mẹ